Quận 9 sắp có công viên khoa học 4.300 tỷ đồng, quy mô 200 ha

23 Tháng 08, 2019

Khu công viên Khoa học và Công nghệ sắp tới sẽ được xây dựng tại phường Long Phước (quận 9) có diện tích rộng gần 200 ha – nằm giữa Khu Công nghệ cao hiện hữu và Đại học Quốc gia TP. HCM

Khu công viên khoa học Quận 9: Tiếp nối sự thành công từ công viên phần mềm Quang Trung

UBND TP.HCM vừa phê duyệt quy hoạch xây dựng Khu công viên Khoa học và Công nghệ tại phường Long Phước (Quận 9) rộng gần 200 ha. Công trình có tổng vốn gần 4.300 tỷ đồng sẽ là nơi tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất giúp tăng trưởng kinh tế, tạo sản phẩm chất lượng…

Đây cũng là nơi ươm tạo doanh nghiệp và đào tạo nhân lực công nghệ cao cho TP HCM với khoảng 15.000 người, trong đó khoảng 10-15% là lao động thường trú.

Dự kiến, công viên sẽ có nhiều phân khu chức năng như: khu nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến và chuyển giao công nghệ; khu dành cho các doanh nghiệp kỹ thuật cao với mục tiêu áp dụng triển khai các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất cũng như nghiên cứu cải tiến…

Định hướng là công viên khoa học nên yếu tố không gian mở và cây xanh được ưu tiên hàng đầu trong việc tổ chức không gian và sử dụng đất.

Ngoài ra, với đặc điểm địa hình sông Tắc bao quanh, thành phố yêu cầu tổ chức không gian công viên vừa đảm bảo khôi phục và tôn tạo được hệ sinh thái tự nhiên, vừa thích hợp sử dụng giao thông công cộng đường thủy. Đồng thời, công viên phải được kết nối metro, các tuyến xe buýt… để giảm sử dụng phương tiện cá nhân.

Chính quyền thành phố cũng chấp thuận hướng tuyến và quy mô xây dựng đường nối Khu Công nghệ cao với Công viên khoa học và công nghệ thành phố, bao gồm cả công trình cầu bắc qua sông Tắc. Tuyến đường mới sẽ góp phần cải thiện giao thông giữa hai khu vực, thúc đẩy phát triển trong tương lai.

TP sẽ xây dựng đường nối Khu Công nghệ cao với Công viên khoa học. Ảnh: Internet

Trước đó, hồi tháng 8 UBND TP HCM đã giao UBND Quận 9 lập kế hoạch thu hồi đất sau khi Thủ tướng chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án Công viên Khoa học và Công nghệ. Dự kiến chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cho 22 hộ dân là hơn 815 tỷ đồng, rà phá bom mìn gần 8 tỷ đồng…

Công viên phần mềm Quang Trung là công viên khoa học – công nghệ đầu tiên của TP HCM được thành lập từ năm 2000, sau khi lãnh đạo thành phố tham quan một số mô hình khu Công viên phần mềm thành công của một số nước như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia…

Đây cũng là công viên phần mềm lớn nhất tại Việt Nam và là đơn vị đầu tiên chính thức nhận được Giấy chứng nhận Khu Công nghệ thông tin tập trung đầu tiên do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Quận 9 ngày càng có giá trong mắt giới đầu tư địa ốc

Tựa lưng vào trục Đông thành phố nên khi cửa ngõ chiến lược này bùng nổ và tăng tốc với 250.000 tỷ đồng xây dựng hạ tầng, Quận 9 lập tức trở thành điểm sáng thu hút sự quan tâm nhờ vào những tiềm năng và lợi thế có một không hai.

Theo Rever tìm hiểu, Quận 9 có diện tích tự nhiên 11.362 ha với 126.220 nhân khẩu khi mới thành lập. Quận 9 nằm về phía Đông TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo đường Xa lộ Hà Nội, phía Đông giáp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai lấy sông Đồng Nai làm ranh giới tự nhiên, phía Tây giáp Quận Thủ Đức, phía Nam giáp Quận 2 và sông Đồng Nai, phía Bắc giáp thị xã Dĩ An, Bình Dương.

Bản đồ quy hoạch Quận 9. Ảnh: Internet

Nghị định số 03-CP ngày 6.1.1997 của Thủ tướng chính phủ thành lập Quận 9 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số các xã Long Bình, Long Thạnh Mỹ, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Tăng Nhơn Phú, cộng thêm 484 ha diện tích tự nhiên và 15.794 nhân khẩu trích từ xã Phước Long, 891 ha diện tích tự nhiên và 13.493 nhân khẩu trích từ xã Hiệp Phú, 140 ha diện tích tự nhiên và dân số trên đây được chia làm 13 phường với tên gọi như sau: Phường Phước Long A, Phường Phước Long B, Phường Tăng Nhơn Phú A, Phường Tăng Nhơn Phú B, Phường Long Trường, Phường Trường Thạnh, Phường Phước Bình, Phường Tân Phú, Phường Hiệp Phú, Phường Long Thạnh Mỹ, Phường Long Bình, Phường Long Phước, Phường Phú Hữu. 

Quận 9 được bao quanh bởi các con sông: sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Tắc, sông Ông Nhiêu… chảy quanh phố phường nên khí hậu vùng này mát mẻ quanh năm. Đã vậy, địa thế ở đây cũng vô cùng thuận lợi, nổi lên như gò đất chắc chắn và cao hơn mực nước biển từ 5m đến 14m, không xảy ra tình trạng ngập nước.

Lợi thế từ hạ tầng giao thông kết nối xuyên suốt

Về giao thông đường bộ, Quận 9 được kết nối bởi tuyến Xa lộ Hà Nội hiện hữu, hưởng lợi trực tiếp từ tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên vào trung tâm thành phố. Thêm vào đó, nhờ gần kề tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và trục quốc lộ Bắc Nam nên từ đây cũng có thể dễ dàng di chuyển đến các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ngoài ra, tuyến đường Vành đai 3 (Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch) sẽ giúp lưu thông từ TP Mới Bình Dương – TP.HCM – TP Nhơn Trạch được xuyên suốt.

Hạ tầng Quận 9 đang ngày càng hoàn thiện

Hạ tầng Quận 9 đang ngày càng hoàn thiện. Ảnh: Internet

Trong tương lai không xa, các dự án nằm trên địa bàn Quận 9 càng tăng thêm giá trị khi lợi thế đường thủy được phát huy mạnh mẽ. Đó là tuyến giao thông chiến lược sông Sài Gòn – sông Đồng Nai hiện hữu kết nối TP.HCM – TP Biên Hoà.

Đầu năm 2014, trục đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây chính thức đi vào hoạt động càng hỗ trợ cho giao thông khu này trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết. Từ Quận 9, người dân có thể đi đến trung tâm Phú Mỹ Hưng chỉ trong vòng 15 phút thông qua cầu Phú Mỹ, đi đến trung tâm Quận 1 chỉ khoảng 20 phút qua hầm Thủ Thiêm hoặc Xa lộ Hà Nội. Cư dân Quận 9 muốn đi Vũng Tàu chỉ còn tốn 1h20 phút, đến khu công nghiệp Phú Mỹ chỉ mất 45 phút, rất thuận tiện cho các chuyên gia làm việc tại khu công nghiệp hoặc khu công nghệ cao.

Đô thị trí thức và công nghệ cao

Tiềm năng to lớn của Quận 9 không dừng lại ở vị trí vàng, hạ tầng hoàn chỉnh, giao thông xuyên suốt. Động lực phát triển của địa bàn này là được chọn làm quy hoạch khu Đô thị trí thức và Công nghệ cao.

Khu công nghệ cao Samsung tại Quận 9, nơi có đông đảo chuyên gia nước ngoài đang làm việc. Ảnh: Internet

Đầu tháng 10/2014, Tập đoàn Samsung chính thức nhận được giấy phép đầu tư 1,4 tỷ USD vào TP.HCM càng thúc đẩy thêm nhiều kỳ vọng vào tiềm năng phát triển của Quận 9. Dự án với tên gọi Samsung CE Complex” (SECC) được thực hiện trên diện tích 70 ha trong Khu công nghệ cao TP.HCM, với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm, thiết bị điện tử gia dụng công nghệ cao. Dự án đã được khởi công vào tháng 1/2015 và bắt đầu hoạt động vào quý II/2016. Đây là dự án sản xuất sản phẩm điện tử có vốn lớn nhất trong vòng 8 năm qua tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Thêm vào đó là việc chính phủ Hàn Quốc tài trợ 220 triệu USD để thực hiện đường Vành đai 3, giúp kết nối Quận 9 với trung tâm thành phố và các tỉnh lân cận.

Bên cạnh nhà máy Samsung thì rất nhiều dự án của các công ty công nghệ lớn trên thế giới đang xây dựng tại Quận 9 như: Intel, Sanofi (Pháp), Nidec (Nhật), Datalogic (Ý), Rockwell Automation (Mỹ),… Khi hoàn thành sẽ thu hút một lực lượng lao động đông đảo, chuyên viên kỹ thuật, chuyên gia về đây làm việc, tăng nguồn cầu về nhà ở.

Các tiện ích xã hội hoàn hảo của khu Đông là nhân tố tích cực hỗ trợ Quận 9 trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư. Hầu như các khu chức năng quan trọng tại Quận 9 đều đã và đang hình thành một cách bài bản. Khu giáo dục đào tạo Đại học Long Phước, Khu Đại học Quốc gia TP.HCM, Khu Công nghệ cao, Cảng Phú Hữu, Khu du lịch Suối Tiên và Công viên lịch sử văn hoá dân tộc… đều đã được vận hành, khai thác.

Cùng chuyên mục

Đề xuất phương án nghiên cứu khai thác vật liệu san lấp tại chỗ Dự án Khu đô thị Du lịch lấn biển Cần Giờ

Đề xuất phương án nghiên cứu khai thác vật liệu san lấp tại chỗ Dự án Khu đô thị Du lịch lấn biển Cần Giờ

2.600ha đất sạch được Đồng Nai bàn giao khởi công xây dựng Sân bay Long Thành

2.600ha đất sạch được Đồng Nai bàn giao khởi công xây dựng Sân bay Long Thành

Đoàn tàu metro Bến Thành- Suối Tiên chính thức rời Nhật về TP.HCM  01/10/2020

Đoàn tàu metro Bến Thành- Suối Tiên chính thức rời Nhật về TP.HCM 01/10/2020