Bất động sản Đồng Nai bứt phá mạnh mẽ sau dịch
13 Tháng 05, 2020
Tỉnh Đồng Nai đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ và trở thành “thỏi nam châm” thu hút sự quan tâm của giới đầu tư bất động sản trong vài năm trở lại đây.
Thủ phủ khu công nghiệp cả nước
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai từ lâu được mệnh danh là thủ phủ của các khu công nghiệp (KCN) với 32 KCN đã hoạt động, tổng diện tích trên 10 ngàn ha, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 80%. Tính đến đầu năm nay, địa phương này luôn trong tốp đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với gần 30 tỷ USD cho khoảng 1.500 dự án.
Tốc độ phát triển các KCN kéo theo sự gia tăng mật độ dân số của Đồng Nai. Số liệu thống kê năm 2019 cho thấy, dân số tỉnh này đứng thứ 5 cả nước với gần 3,1 triệu người.
Những bước phát triển về kinh tế, xã hội tác động tích cực đến quá trình đô thị hóa tại Đồng Nai, trong đó công tác đầu tư xây dựng hạ tầng được chú trọng hơn. Từ năm 2015, nhiều tuyến đường cao tốc, quốc lộ, liên tỉnh lộ được tập trung xây dựng và mở rộng như Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 51, Hương lộ 10, đường 25B… Nhờ đó, định hình tương đối hệ thống giao thông liên kết giữa các đô thị trên địa bàn tỉnh; giữa Đồng Nai với các tỉnh khác trong vùng.
Dù địa phương này đã đạt được nhiều thành tựu trong việc phát triển các KCN quy mô, thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia, Đồng Nai vẫn chưa phát triển xứng tầm trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Kết cấu cơ sở hạ tầng, công trình giao thông được đầu tư, cải tạo nhưng chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển hiện nay.
Quy hoạch đồng bộ thành trung tâm đô thị công nghiệp hiện đại
Theo quyết định số 252-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/2/2014 về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng 2030 và Nghị quyết 116/NQ-HĐND về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Nai, đến năm 2030 Đồng Nai sẽ trở thành trung tâm đô thị công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao và vùng nông lâm nghiệp hiện đại, phát triển cân bằng và bền vững; đồng thời đảm bảo kết nối, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vùng TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế.
Cụ thể, Đồng Nai được chia thành 3 tiểu vùng phát triển kinh tế , trong đó vùng trung tâm bao gồm TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, Long Thành và một phần phía Nam huyện Vĩnh Cửu nhờ thế mạnh là tập trung nhiều KCN công nghệ cao, công nghiệp chuyên ngành và phụ trợ; phát triển các trung tâm thương mại – tài chính cấp vùng…Đây cũng là khu vực sở hữu hệ thống hạ tầng cấp vùng và khu vực như: tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường vành đai 3, 4, hệ thống nhóm cảng biển số 5 tại Nhơn Trạch, đặc biệt là Cảng hàng không Quốc tế Long Thành…
Vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, khu vực này được tỉnh ưu tiên, tập trung tối đa nguồn lực nhằm đẩy nhanh đô thị hóa, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của địa phương. Nhờ vậy, nơi đây đã và đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực mạnh trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản.
Chỉ tính riêng năm 2020, Đồng Nai có kế hoạch triển khai trên 300 dự án khu dân cư với diện tích đa dạng từ vài ha đến hàng trăm ha, chủ yếu tập trung những khu đô thị lớn, có những công trình giao thông trọng điểm đi qua như TP. Biên Hòa, huyện Nhơn Trạch, Long Thành… Tiêu biểu như Khu đô thị Aqua City, Khu dân cư Shingmark Village hay KDC Green Valley, Biên Hòa New City, Khu Đô thị Thương mại Giải trí Gem Sky World, Khu đô thị – dịch vụ tại xã Tam An, Khu đô thị mới Bình Sơn, Khu đô thị Giáo dục Công nghệ cao FPT Đồng Nai, Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn…
Sự sôi động của thị trường bất động sản Đồng Nai được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu cho người địa phương có nhu cầu an cư, các chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại các KCN lẫn giới đầu tư địa ốc